X

Quản Lý Chất Lượng

Quy trình thiết kế và thi công TNF

  • 1
    Bước 1: Khảo sát địa chất
    Bước 1: Khảo sát địa chất

    Khảo sát địa chất tại khu vực công trình và thực hiện một số các thí nghiệm như:

    • Thí nghiệm nén cố kết
    • Thí nghiệm nén 3 trục
    • Thí nghiệm phân tích thành phần cỡ hạt
  • 2
    Bước 2: Thiết kế
    Bước 2: Thiết kế

    Triển khai thiết kế chi tiết cho công trình dựa trên các điều kiện địa chất.

  • 3
    Bước 3: Báo giá
    Bước 3: Báo giá

    Báo giá chi tiết cho công trình.

  • 4
    Bước 4 : Trình thẩm tra, xin giấy phép
    Bước 4 : Trình thẩm tra, xin giấy phép

    Trình bản vẽ thẩm tra, đối ứng với cơ quan thẩm tra.

  • 5
    Bước 5 : Thí nghiệm / Kiểm tra
    Bước 5 : Thí nghiệm / Kiểm tra

    Tiến hành lấy mẫu đất tại công trình và thực hiện các thí nghiệm như sau:

    • Thí nghiệm xác định tỷ lệ trộn xi măng trong phòng thí nghiệm.
    • Thí nghiệm xác định hàm lượng Cr6+ sinh ra do phản ứng giữa xi măng và đất
  • 6
    Bước 6 : Xây dựng kế hoạch thi công
    Bước 6 : Xây dựng kế hoạch thi công

    Lập các tài liệu liên quan đến kế hoạch thi công cho công trình.

  • 7
    Bước 7 : Thi công
    Bước 7 : Thi công

    Tiến hành thi công.
    Thực hiện thí nghiệm nén một trục kiểm tra cường độ đất sau cải tạo.

  • 8
    Bước 8: Lập hồ sơ báo cáo hoàn thành thi công
    Bước 8: Lập hồ sơ báo cáo hoàn thành thi công

    Lập hồ sơ báo cáo hoàn thành thi công

Quy trình thiết kế thi công TNF

Ứng dụng công nghệ trong việc quản lý chất lượng

Tổng quan về BIM

BIM được sử dụng để tạo và quản lý dữ liệu trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành. BIM tích hợp dữ liệu đa ngành để tạo ra các biểu diễn số chi tiết được quản lý trên một nền tảng đám mây mở mà người dùng có thể phối hợp cùng một thời điểm .

Sử dụng BIM giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn, đưa ra quyết định tốt hơn, có nhiều lựa chọn bền vững hơn và tiết kiệm chi phí cho các dự án AEC*. (*Kiến trúc, Kỹ thuật và Thi công)

Sức mạnh của BIM nằm ở việc nó cho phép kiến trúc sư, kỹ sư và nhà thầu cùng hợp tác trên các mô hình được phối hợp, giúp mọi người có cái nhìn tốt hơn về cách làm việc của họ phù hợp với dự án tổng thể và cuối cùng giúp họ làm việc hiệu quả hơn.

Xây dựng Quy trình của BIM trong công nghệ độc quyền tại VINA TAKEUCHI

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhu cầu về việc áp dụng các công cụ tiên tiến nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất và gia tăng chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Với tinh thần luôn đổi mới – sáng tạo – hội nhập. Công ty chúng tôi luôn sẵn sàng đầu tư, nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới. Trong đó, BIM được xem là một trong những nội dung phát triển chính.

Hiện nay, Tập đoàn Takeuchi nói chung và Công ty TNHH VINA TAKEUCHI nói riêng đã và đang được áp dụng BIM cho các dự án công nghệ TNF xuyên suốt từ giai đoạn thiết kế tới thi công.

Quy trình BIM Vina Takeuchi

Ứng dụng BIM trong thiết kế

Tạo mô hình BIM cho móng và đất cải tạo bằng Revit. Mô hình và bản vẽ thiết kế được đồng bộ với nhau, nhờ đó giảm bớt sai sót trong quá trình thực hiện bản vẽ. Mô hình BIM còn cung cấp các view nhìn 3D nhằm mục đích kiểm tra các chi tiết kết cấu phức tạp, kiểm tra quy tắc thiết kế, hạn chế tối đa sai sót trong thiết kế.

Ứng dụng BIM trong thi công

Tạo các bản vẽ thi công như bản vẽ đào móng dựa trên thông tin từ mô hình BIM ở giai đoạn thiết kế. Khi thiết kế có sự thay đổi, mô hình sẽ được cập nhật theo sự thay đổi đó, giúp các bộ phận khác phối hợp nhịp nhàng với bộ phận thiết kế và cập nhật được thông tin mô hình mới nhất. Ngoài ra, mô hình 3D có thể được sử dụng để xuất dữ liệu dùng trong thiết bị xây dựng ICT – công nghệ giúp giảm số lượng nhân công và tăng chất lượng xây dựng.

Ứng dụng BIM trong đấu thầu

Dựa trên mô hình đã lập ở giai đoạn lập bản vẽ thi công, bộ phận đấu thầu có thể tính toán khối lượng và lập dự toán một cách tự động. Việc tính toán tự động sẽ tiết kiệm thời gian, tránh được việc tính toán trùng lặp hoặc thiếu sót giúp cho khâu lập dự toán hoàn thành một cách hiệu quả và chính xác. Các thông tin thay đổi của thiết kế cũng sẽ được cập nhật nhanh chóng lên báo giá.

Tăng hiệu suất với bộ Addin TNF Bundle

Nhằm mục đích tăng hiệu suất làm việc lên mức cao nhất, chúng tôi luôn cố gắng để phát triển các bộ công cụ ứng với các giai đoạn khác nhau của dự án. Điều này góp phần lớn vào việc khai thác các lợi ích mà mô hình mang lại.

Chúng tôi đã phát triển các công cụ hỗ trợ dựng mô hình tự động như Móng, vùng không cải tạo, sàn, thép,.. để tăng hiệu suất và độ chính xác khi dựng mô hình.

Các bộ phận báo giá và thi công cũng có những công cụ hỗ trợ trong công tác khối lượng và lập bản vẽ thi công.


Giới thiệu sơ lượt về FEM

FEM (Phương pháp phần tử hữu hạn) là một phương pháp phân tích điển hình để mô phỏng ứng suất và biến dạng của các kết cấu và nền đất.

Với nền đất mà các tầng địa chất khác nhau đan xen, ứng xử của nền đất trở nên phức tạp và các tính toán thiết kế thông thường có thể không thể đánh giá đầy đủ được. Trong những trường hợp như vậy cần mô phỏng nền đất với độ chính xác cao.

Một trong các nguyên nhân làm cho các tòa nhà bị hư hại nghiêm trọng là do địa chất nơi xây dựng công trình tiếp tục lún cố kết trong vài năm sau khi xây dựng, hoặc xảy ra sự hóa lỏng khi có động đất. Trong quá trình thiết kế, chúng tôi sử dụng các phần mềm về FEM để tiến hành phân tích nền đất và kiểm tra sự an toàn của công trình với các yếu tố kể trên.

Phân tích mặt đất bằng mô hình 3D

Khi phân tích nền đất bằng FEM, thường áp dụng mô hình 2D (mô hình mặt cắt ngang của nền đất) vì việc tính toán tốn nhiều thời gian.

Chúng tôi sử dụng máy tính có tốc độ xử lý cao để thực hiện phân tích nền đất bằng mô hình 3D (mô hình ba chiều của nền đất).

Mô hình 3D được tạo ra dựa trên dữ liệu hố khoan trong quá trình khảo sát địa chất của một số vị trí.

Nhờ phân tích nền đất bằng mô hình 3D, ta có thể mô phỏng chính xác hơn sự phân bố ứng suất và biến dạng của nền đất ngay cả với những địa chất phức tạp.


Phân tích lún cố kết

Lún cố kết là hiện tượng lún xảy ra khi nước trong lớp đất sét bị rút đi trong một thời gian dài.

Thiệt hại liên quan đến lún cố kết chỉ có thể được phát hiện sau khi xây dựng được vài năm, vì vậy gây khó khăn cho việc dự đoán và đối phó. Đặc biệt nếu xảy ra hiện tượng lún không đồng đều có thể gây ảnh hưởng nặng đến công năng của công trình.

Hiện nay, ta có thể tính toán độ lún bằng phương pháp đơn giản dựa trên các phương pháp tính toán khác nhau, nhưng các phương pháp này có hạn chế về độ chính xác khi nền đất phức tạp hoặc tải trọng xây dựng lớn.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành phân tích FEM bằng mô hình 3D để tính toán chính xác độ lún do cố kết.

Phân tích hóa lỏng

Hóa lỏng làm cho đất bị mất đi sức chịu tải khi xảy ra động đất, khiến các tòa nhà bị nghiêng hoặc lún nặng.

Ngay cả với móng cọc, khi hiện tượng hóa lỏng xảy ra thì công trình có thể bị hư hỏng nghiệm trọng.

Thay vào đó, các phương pháp cải tạo nông, bao gồm cả phương pháp TNF của chúng tôi, thường được sử dụng để chống hóa lỏng.

Để cải thiện độ an toàn, chúng tôi sử dụng mô hình 3D để tiến hành phân tích phản hồi theo lịch sử thời gian kết hợp với FEM.

Phương pháp phân tích này cho phép chúng tôi tính toán “biên độ biến dạng cắt” dưới lòng đất và đánh giá nguy cơ hóa lỏng. Đồng thời, chúng tôi tính toán mức độ sụt lún của mặt đất và sử dụng thông tin này trong quá trình thiết kế tòa nhà.

Tổng quan về ICT

ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông) là viết tắt của Information and Communication Technology, chỉ việc sử dụng các công nghệ liên quan đến thông tin và giao tiếp.

Hiện nay, việc ứng dụng ICT đã trở thành một yếu tố thiết yếu trong việc nâng cao hiệu quả và độ chính xác tại các công trường xây dựng.

Với ICT, dữ liệu điều khiển dùng cho thiết bị xây dựng có tích hợp GNSS (hệ thống định vị vệ tinh) và dữ liệu khảo sát địa hình trên không (thu thập được bằng máy bay không người lái) được quản lý một cách tích hợp và có thể được sử dụng trong các quy trình thi công.

Việc trao đổi thông tin thông qua một hệ thống tích hợp như vậy làm cho quá trình xây dựng hiệu quả hơn và nâng cao chất lượng.

Ứng dụng ICT trong tại Tập đoàn Takeuchi

Phát triển công nghệ mới và kiểm soát chất lượng

Để hỗ trợ phát triển công nghệ mới (TNF2.0, Móng DD) và cải thiện quy trình quản lý chất lượng, chúng tôi đã tích cực áp dụng ICT vào trong quá trình xây dựng. Việc áp dụng ICT đã mang lại hiệu quả lớn và mang lại lợi ích rõ rệt trong nhiều khía cạnh.

Thông qua phân tích dữ liệu và mô phỏng chuyên nghiệp bằng ICT, chúng tôi có thể thu được thông tin chính xác và cải thiện chất lượng. Ngoài ra, ICT cũng giúp việc ghi lại và theo dõi dữ liệu dễ dàng hơn, từ đó có thể tìm và giải quyết các vấn đề về chất lượng nhanh hơn.

Nâng cao hiệu quả xây dựng và giảm lực lượng lao động

Việc sử dụng ICT đã cải thiện đáng kể hiệu quả và tự động hóa các quy trình và công tác xây dựng, giảm đáng kể lượng công việc của con người.

Hơn nữa, việc áp dụng ICT giúp giảm chi phí lao động. Việc tự động hóa quy trình và số hóa các nội dung đã giúp cải thiện hiệu suất làm việc và giảm thiểu sức lực của con người. Điều này cho phép tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực để tập trung vào cải tiến chất lượng.

Quy trình vận hành ICT

1. Thiết kế

Xuất dữ liệu 3D từ mô hình BIM (Building Information Modeling) .

2. Tạo dữ liệu ICT

Sử dụng dữ liệu từ mô hình 3D để tạo dữ liệu cho máy ICT.

3. Thi công

Sử dụng máy móc ICT thi công và thực hiện kiểm soát chất lượng.

4. Xuất báo cáo

Dữ liệu xây dựng được quản lý trên cloud nên báo cáo sẽ được đưa ra dựa trên công việc thực tế.

5. Kiểm tra

Nhờ dữ liệu thi công đã được quản lý nên việc kiểm tra sẽ dễ dàng hơn.