X

Tổng quan về công nghệ TNF

TNF là công nghệ thi công kết cấu móng dạng mạng lưới với sự kết hợp giữa nền cải tạo và kết cấu móng độc quyền.

Tender = Thân thiện với môi trường
Net = Kiểu mạng lưới
Foundation = Móng

Bằng sáng chế

Biện pháp móng đặc biệt trên nền đất yếu
Mã số bằng sáng chế : 3608586
Ngày cấp : 22/10/2004

Chứng nhận thẩm tra
Phương pháp kiểm tra chất lượng bằng thí nghiệm SWS đối với công nghệ thi công TNF cho công trình dân dụng và công nghiệp.
Chứng nhận thẩm tra BL-031
Ngày cấp : tháng 12/2017

Kết cấu móng dạng mạng lưới với sự hợp nhất giữa nền cải tạo và kết cấu móng

  • Với sự hợp nhất giữa nền cải tạo, móng và sàn thì không chỉ việc móng dưới chân cột chịu toàn bộ tải trọng từ cột, mà bản sàn xung quanh móng cũng có thể truyền tải trọng xuống lớp đất chịu lực thông qua lớp đất cải tạo.
  • Ngoài ra, cách truyền lực xuống đất này ngăn không cho đất và cát thoát ra ngoài dưới tác dụng của lực bó chặt đất cát bằng phần lõm của đất cải tạo, khi đáy cải tạo tiếp xúc với lớp đất tự nhiên chịu lực có hình dạng mạng lưới.
  • Cách truyền lực này sẽ làm tăng tính ổn định chống đỡ cho tòa nhà.
  • Đây được gọi là “hiệu ứng bao vây của TNF” – một đặc điểm nổi bật của công nghệ TNF.

Một công nghệ móng với chi phí thấp mà không dùng cọc

  • Với TNF, thông thường không sử dụng dầm móng. Móng và sàn bê tông cốt thép được đổ trực tiếp lên nền cải tạo dạng mạng lưới.
  • Công nghệ TNF tận dụng hiệu quả khối cứng kết hợp giữa nền cải tạo với móng và sàn để phân tán tải trọng tòa nhà xuống nền đất một cách hiệu quả.
  • Cho đến nay, đối với nền đất yếu, móng cọc thường được chọn để truyền tải trọng xuống tầng đất sâu chịu lực, nhưng công nghệ TNF tận dụng ngay lớp đất mặt làm lớp đất chịu lực, qua đó hiện thực hoá phương án móng với chi phí thấp mà không cần dùng đến cọc.

Sự khác biệt giữa Công nghệ TNF và phương pháp cọc

THỨ 1. CÔNG TRÌNH KHÔNG BỊ TRỒI LÊN

THỨ 2. AN TOÀN VỚI ĐƯỜNG ỐNG NGẦM

THỨ 3. DỄ DÀNG THÁO DỠ VỚI CHI PHÍ THẤP

THỨ 4. CÔNG NGHỆ MÓNG NÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN

Tổng quan về công nghệ TNF2.0

TNF2.0 là sự cải tiến của CÔNG NGHỆ TNF với chi phí thấp hơn, an toàn và an tâm hơn.

Công nghệ TNF2.0 cải tạo nền đất hiệu quả cao theo sự phân bố ứng suất, giúp giảm độ lún tương đối, đồng thời tiết kiệm tối đa lượng vật liệu.

Bằng sáng chế:

  • Cải tạo nền đất  với hiệu quả ca dựa trên sự phân bố ứng suất
  • Mã số bằng sáng chế : 7175054
  • Ngày cấp : 10/11/2022
Cải tạo linh hoạt theo sự phân bố ứng suất

Với công nghệ TNF2.0, chiều dày cải tạo sẽ thay đổi dựa trên sự phân bố ứng suất.

Công nghệ TNF2.0 giúp giảm chi phí vật liệu, đồng thời hạn chế lún lệch đến mức tối thiểu.

Giảm khối lượng cải tạo nhờ cải tạo theo sự phân bố ứng suất

Giảm khối lượng cải tạo - TNF2.0

Phân bố ứng suất tiếp xúc dưới đáy cải tạo tốt hơn

Ứng suất tiếp xúc ở giữa vùng cải tạo giảm, nên ứng suất trong nền cải tạo sẽ được phân bố tốt hơn.

Ứng suất tiếp xúc dưới đáy móng cũng được phân bố đều hơn.

Ứng suất vùng giữa: Giảm, ứng suất vùng biên : Tăng

→ Sự chênh lệch giữa độ lún bên trong và bên ngoài giảm đi nên độ lún lệch cũng giảm theo.

Giảm độ lún hiệu quả

Độ lún tuyệt đối giảm khoảng 13%.
Độ lún tương đối giảm khoảng 24%.

Ứng dụng TNF tại Việt Nam

Hiện trạng đất yếu ở Việt Nam

Những thành phố lớn ở Việt Nam, Hải Phòng, Hồ Chí Minh nằm trên lưu vực đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông nên có tầng đất phù sa khá dày và nhiều đất sét yếu. Nền móng của các công trình xây dựng nhà ở, đường sá, nhà xưởng,… trên nền đất yếu thường đặt ra hàng loạt các vấn đề phải giải quyết như sức chịu tải của nền thấp, độ lún lớn, độ lún lệch lớn,…

Những vấn đề của phương án móng cọc

Cho đến nay, hàng loạt công nghệ xử lý nền đất yếu đã được áp dụng tại Việt Nam. Biện pháp hiện nay như móng cọc tuy có thể khắc phục được về sức chịu tải và độ lún cho công trình nhưng lại chưa khắc phục được một số vấn đề như độ lún lệch lớn, chi phí cao và máy móc thi công phức tạp.

Kết quả khảo sát các công trình ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy việc nền đất bên ngoài công trình bị sụt lún gây hư hỏng công trình là hiện tượng thường thấy ở các công trình trên nền đất yếu sử dụng phương pháp cọc. Với công trình sử dụng móng cọc, khi nền đất xung quanh công trình bị lún nhiều trong khi độ lún của công trình ít hơn sẽ dẫn đến hiện tượng nứt chân tường, một số trường hợp có thể lộ đầu cọc.

Ngoài ra, chi phí để thi công cọc cũng khá tốn kém, nguyên nhân là do phải sử dụng nhiều máy móc phức tạp để thi công cọc và thời gian thi công kéo dài.

Những ưu điểm của công nghệ TNF đối với nền đất yếu

Đối với các vấn đề hư hỏng công trình đã đề cập, công nghệ TNF sẽ giải quyết một cách tối ưu và hiệu quả. Công trình ứng dụng công nghệ TNF có khả năng hạn chế tối đa sự lún lệch của công trình. Thực tế đã kiểm chứng được khả năng hạn chế được lún lệch của công nghệ TNF khi so sánh với các công trình lân cận sử dụng phương pháp cọc.

Sự tối ưu của công nghệ TNF còn được thể hiện ở việc sử dụng các máy móc thi công đơn giản, việc điều động máy móc sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Điều này giúp giảm thời gian thi công và chi phí thi công cho công trình.

Với những ưu thế trên, công nghệ xử lý nền đất yến TNF sẽ không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng công trình tại Việt Nam.

Công trình lân cận: phương pháp cọc

Siêu thị Max Value: Công nghệ TNF

Công nghệ khác

Công nghệ móng TNF-DD là sự cải tiến từ công nghệ móng TNF-D độc quyền với những ưu điểm vượt trội.

WT là công nghệ thi công độc quyền ứng dụng công nghệ TNF để tạo ra bể chứa nước cho các khu vực ngầm như bãi đỗ xe.

Công nghệ T-BAGS với khả năng giảm chấn cho công trình và cách nhiệt cho kho lạnh.